Kết quả tìm kiếm cho "chạy như tôm tươi"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 306
Năm nào cũng vậy, con nước mùng 10/10 (âm lịch), đàn cá bơi đầy sông, bà con mang ngư cụ khai thác chộn rộn. Từ bao đời nay, hiện tượng cá ra dường như mặc định của tạo hóa, chưa ai giải thích được. Nhờ vậy, ngư dân có thu nhập rủng rỉnh từ con cá, con tôm theo con nước.
Quá trình khai phá, xây dựng và phát triển vùng đất phương Nam đã để lại cho nơi đây nhiều di sản văn hóa, trong đó, có những ngôi nhà cổ gắn với đời sống các thế hệ cộng đồng dân cư.
Tân Châu là địa phương đầu nguồn thuộc tỉnh An Giang, nơi con sông Tiền chảy vào đất Việt. Mùa nước lên, những cánh đồng miệt này ngập sâu, cá tôm kéo nhau về nuôi sống các hộ dân làm nghề hạ bạc. Cảnh trời nước mênh mông rất đỗi nên thơ, nhưng mấy ai biết được sự bám trụ mưu sinh của bà con vùng biên luôn đầy thử thách.
Trưa nắng gắt, men theo tuyến đường nông thôn chạy qua mấy con kênh thuộc địa phận huyện Châu Thành và Châu Phú, chúng tôi bắt gặp nhiều hình ảnh dung dị, thanh bình của làng quê.
Ngoài việc nên uống bao nhiêu nước, các chuyên gia còn khuyến nghị về nhiệt độ phù hợp của nước, vậy uống nước ấm hay nước lạnh tốt hơn?
Mùa nước nổi được mong chờ nhất trong năm. Người ta luôn sẵn sàng chờ đón và sống cùng với con nước suốt 2 - 3 tháng liền. Tỉnh đầu nguồn như An Giang là nơi đón con nước về sớm và nhiều nhất. Từ dưới lòng sâu, muôn mầm sống mới sinh sôi. Sản vật miền quê theo đó hình thành, lớn lên, trở thành đặc sản phong phú, hấp dẫn biết bao thực khách.
Bình minh vừa “leo” qua dãy nhà sàn vượt lũ ven biên giới cũng là lúc lái cá đồng neo đậu chiếc ghe đục bên dòng kênh vắng. Như hẹn từ trước, ngư dân từ khắp các hướng trên đồng dong xuồng ồ ạt mang cá về đây cân cho thương lái, tạo nên không khí làm ăn nhộn nhịp mùa nước nổi.
Từ nay đến cuối năm là giai đoạn khuyến mãi nhộn nhịp nhất bởi nhiều sự kiện tiêu dùng đáp ứng nhu cầu của người dân như Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Giáng sinh, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025…
200 năm trước, với tầm nhìn chiến lược, triều Nguyễn đã mở đường cho phương cách giữ nước, an dân đặc biệt trên vùng biên viễn, đó là đào tuyến kênh để có thể vừa phát triển sản xuất, giao thương, cũng vừa bảo vệ tuyến biên giới, xác lập chủ quyền bờ cõi. Dưới sự chỉ huy của Trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu, kênh được hoàn thành vào năm 1824 với chiều dài 97km, rộng 25m, sâu 3m.
Mờ sáng, ven tuyến kênh Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành), hàng trăm ghe, xuồng cập bến cân ốc cho chủ vựa, tạo không khí sôi động làng quê mùa nước nổi. Nhờ sản vật “trời ban” trên đồng lũ, bà con có thu nhập ổn định, không phải “ly hương” lên phố tìm việc làm bấp bênh.
Mờ sáng, những chiếc xuồng cui chầm chậm rẻ nước phù sa chở đủ loại “đồ ăn, thức uống” rong ruổi quanh chợ nổi, phục vụ khách thương hồ. Quanh năm, họ lấy xuồng làm phương tiện, bến chợ mưu sinh bồng bềnh theo sóng nước.
Mùa nước nổi ở An Giang không chỉ mang lại phù sa cho những cánh đồng ngập nước, mà còn đem đến cho người dân nhiều sản vật thiên nhiên vô cùng phong phú. Qua đôi bàn tay khéo léo của người nấu, sự tinh tế trong cách chế biến, sự kết hợp của các nguyên liệu với nhau, tuy dân dã, mộc mạc, nhưng vẫn không kém phần độc đáo, hấp dẫn, mang đậm nét đặc trưng và hương vị đậm đà khó quên.